Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mô hình cà phê Thương mại công bằng tại xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông : Luận văn ThS. Khoa học bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)

Title: Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của mô hình cà phê Thương mại công bằng tại xã Thuận An, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông : Luận văn ThS. Khoa học bền vững (Chương trình đào tạo thí điểm)
Authors: Lê, Chí Hiếu
Keywords: Phát triển bền vững;Thương mại;Cà phê
Issue Date: 2017
Publisher: H. : Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/59244

Luận văn đã đề cập đến vấn đề chứng nhận sản xuất cà phê bền vững trong ngành cà phê hiện nay, đã hệ thống hóa lại các loại chứng nhận sản xuất cà phê bền vững quốc tế đang phổ biến hiện nay, quy mô, thực trạng áp dụng. Đồng thời cung cấp những thông tin cụ thể về chứng nhận cà phê Thương mại công bằng, một trong những chứng nhận quốc tế đang có xu hướng phát triển nhanh hiện nay như các nguyên tắc, tiêu chuẩn chung của các tổ chức về Thương mại công bằng, các tiêu chuẩn cho các nhà sản xuất nhỏ, các hợp tác xã để trở thành nhà sản xuất cà phê Thương mại công bằng. Từ các tiêu chuẩn, cách tiếp cận của Thương mại công bằng, trong luận văn đã đánh giá, lựa chọn một số tiêu chí để đánh giá tính bền vững trong sản xuất cà phê Thương mại công bằng theo ba trụ cột của phát triển bền vững như: Năng xuất, sản lượng cà phê; chi phí cho sản xuất; quyền lợi người sản xuất cà phê; quản lý tài nguyên trong quá trình sản xuất… Luận văn đã bước đầu đánh giá được mối tương quan, sự thay đổi, mức độ tác động đối với các hộ dân tham gia trồng cà phê theo tiêu chuẩn Thương mại công bằng, so sánh với các hộ chưa tham gia sản xuất cà phê chứng nhận, đồng thời tìm hiểu mức độ phù hợp trong việc tham gia chứng nhận cà phê Thương mại công bằng ở quy mô Hợp tác xã. Bằng những nghiên cứu, đánh giá ban đầu, luận văn đã đề xuất được một số giải pháp để duy trì và phát triển bền vững việc sản xuất cà phê Thương mại công bằng tại Thuận An nói riêng và Tây Nguyên nói chung.

Nhận xét